14. Tôi là một người Chính thống giáo Ukraina, nhưng vợ tôi là người Công giáo Rôma, tôi cũng muốn là người Công giáo Rôma vậy tôi phải làm gì?

Trước tiên bạn phải tuyên xưng đức tin sau đó bạn xin chuyển sang Giáo hội Công giáo Rôma. Việc tuyên xưng đức tin được coi như chấp nhận sứ vụ của Đức Giáo hoàng trong sự hiệp nhất với các giám mục Công giáo trên toàn thế giới. Khi một người tuyên xưng đức tin thì người đó trở nên thành viên của Giáo hội Công giáo Đông phương tương ứng. Trong trường hợp của bạn, bạn sẽ trở nên người Công giáo Ukraina.

13. Chuyện gì xảy ra khi là người Công Giáo?

Trong tiếng Latinh có câu: "Semel catholicus, semper catbolicus" nghĩa là: một khi đã là người Công giáo thì mãi mãi là người Công giáo. Một người trở thành người Công giáo khi nhận bí tích rửa tội trong Giáo hội Công giáo hoặc khi công khai tuyên xưng đức tin trong Giáo hội Công giáo. Việc xác định một người có là người Công giáo hay không là rất quan trọng trong giáo luật, bởi vì thông thường luật không mở rộng quyền hay áp đặt nghĩa vụ trên những người không Công giáo (xem trường hợp ngoại lệ ở câu 5 và 148).

12. Hiệp thông nghĩa là gì, đặc biệt đối với các Giáo hội Công giáo Đông phương, Giáo hội Chính Thống, và các hệ phái Tin lành?

Hiệp thông nghĩa là “thuộc về gia đình Giáo hội”. Giáo luật xác định những gì cần thiết cho việc hiệp thông:
Bí tích Rửa tội (đ. 204)
Tuyên xưng đức tin (đ. 205)
Cử hành các bí tích (đ. 205)
Nhìn nhận quyền bính giáo hội (đ.205)

11. Những ai cấu tạo nên Giáo hội, và chúng ta hiểu thế nào về Giáo hội Công giáo trong tương quan với những cộng đoàn Kitô giáo khác?

Giáo luật đôi khi đưa ra những phát biểu thần học, và điều 204 là một ví dụ cho trường hợp này. Trong triệt một của điều luật này xác định “tín hữu của Chúa Kitô” là “những người, nhờ  phép Rửa Tội, được hiệp thân với Ðức Kitô, kết thành dân Thiên Chúa”. Bí tích rửa tội là bí tích làm cho một người trở thành Kitô hữu.

10. Tục lệ trong giáo luật là gì?

Tục lệ là một thực hành nảy sinh trong một cộng đoàn tín hữu. Trái lại, việc lập pháp được quy định trước hết bởi Đức Giáo Hoàng, hoặc Đức Giám mục giáo phận. Cộng đoàn phải là “có khả năng đón nhận một luật”, điều đó có nghĩa Đức Giáo hoàng hay Đức Giám mục giáo phận có thể áp đặt một luật tương tự như tục lệ đó trên cộng đoàn nếu cần thiết. Ví dụ một tục lệ có trong nhiều giáo xứ là việc nắm tay nhau trong khi đọc kinh Lạy Cha trong Thánh lễ.

9. Các chuyên viên giáo luật có buộc phải cắt nghĩa chặt khi giải thích về các điều luật cụ thể không?

Một nguyên tắc pháp lý của Roma cổ nói rằng: việc có lợi thì cắt nghĩa rộng và việc có hại thì cắt nghĩa hẹp. Do đó, một luật áp dụng sự có lợi cho một nhóm hay một cá nhân cụ thể sẽ được cắt nghĩa rộng để áp dụng bao nhiêu có thể. Mặt khác, một luật mà giới hạn quyền của một nhóm hay một cá nhân, nói cách khác là áp đặt một hình phạt, thì sẽ được cắt nghĩa chặt.

8. Làm sao chúng ta biết được một điều luật cụ thể nói về tính hữu hiệu hay nói về tính hợp pháp?

Ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lệ, điều 10 và điều 39 phác họa chung một điều kiện để xem xét một điều luật cụ thể chi phối tính hữu hiệu của hành vi. Điều 10 nói rằng “Các luật chỉ được coi là bãi hiệu hay bãi năng khi minh thị ấn định rằng một hành vi không có hiệu lực hay một chủ thể không có năng cách”. Nói cách khác, một điều luật cụ thể phải xác định rằng để cho một hành vi xảy ra “hữu hiệu” thì nó phải đáp ứng một điều kiện cụ thể, hoặc “một người là bãi năng” khi thực hiện một hành vi cụ thể.

7. Có khác biệt gì giữa hai thuật ngữ giáo luật: thành sự và hợp pháp?

Từ thành sự liên quan đến bản chất của hành động, trong khi đó từ hợp pháp xét đến tính đầy đủ về pháp lý. Chẳng hạn, năm 1988 Đức Tổng Giám mục Lefebvre đã truyền chức cho 4 giám mục mà không có thư ủy nhiệm của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II. Hành động này đã thành sự vì Đức Tổng giám mục Lefebvre đã được truyền chức giám mục thành sự nên ngài có năng quyền để truyền chức cho các giám mục khác. Nhưng ngài không chỉ sai lầm trong việc tuân giữ lệnh cấm việc truyền chức giám mục mà không có phép của Tòa thánh, mà ngài còn tiến hành việc truyền chức sau khi Tòa thánh đã trực tiếp ra lệnh cho ngài không được làm điều đó. Hậu quả của hành vi không tuân thủ pháp lý này là Giáo hội đã ra vạ tuyệt thông Đức Tổng giám mục Lefebvre và 4 giám mục mà ngài đã truyền chức bất hợp pháp.

6. Những nguyên tắc tổng quát là gì?

Như đã được đề cập, Bộ Giáo luật được chia làm 7 quyển. Những nguyên tắc tổng quát, quyển thứ nhất, bao gồm các nguyên tắc chung để hướng dẫn các luật sư giáo luật trong việc giải thích điều luật. Cụ thể hơn, các nguyên tắc tổng quát là những quy tắc chung và chính yếu của luật mà các chuyên viên giáo luật viện dẫn khi giải thích các bản văn pháp lý riêng biệt được Giáo hội ban hành.

5. Bộ Giáo luật này có áp dụng cho tất cả các tín hữu Công giáo không? Nó có ảnh hưởng gì tới những người ngoài Công giáo?

Bộ Giáo luật, tiếng gốc Latinh là Codex iuris canonici, được ấn hành cho Giáo hội Công giáo Latinh (Giáo hội Công giáo Roma). Vì thế nó áp dụng cho tất cả các tín hữu Công giáo Latinh.

4. Bộ Giáo luật có bao gồm toàn bộ luật của Giáo hội không?


Có nhiều loại luật khác nhau trong Giáo hội. Luật quan trọng nhất là Thiên Luật, hay luật được mặc khải qua Kinh Thánh. Chẳng hạn điều răn thứ 8 dạy rằng con người không được làm chứng gian.

3. Tại sao Giáo hội có Bộ Giáo luật?


Chúng ta chỉ cần nghĩ đến Mười Điều Răn như là một ví dụ về cách thức Thiên Chúa đã trao luật cho dân của Ngài. Giao ước mới của Chúa Kitô đã khai sinh một tập hợp luật mới cho cộng đoàn Kitô hữu. Cuối cùng Giáo hội đã dùng những khía cạnh trong hệ thống luật của Đế quốc Rooma để tăng cường hiệu lực cho những luật này. Sau đó, Giáo hội đã là phương tiện chính yếu để ổn định Châu Âu suốt thời Trung Cổ. Luật giữ cho  Giáo hội tập trung vào sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng của mình đến các dân tộc và cung cấp một môi trường, trong đó Giáo hội đón nhận tốt hơn kế hoạch của Thiên Chúa.

2. Luật sư giáo luật là gì?


Hệ thống luật nội bộ của Giáo hội đòi hỏi phải có những người chuyên nghiệp được đào tạo để hoạt động trong hệ thống này. Đây chính là nơi mà các luật sư giáo luật, hay còn được gọi  là các chuyên viên giáo luật, đi vào. Cụ thể, chuyên viên giáo luật là người đã tốt nghiệp chương trình học tại phân khoa giáo hoàng về giáo luật. Hầu hết các chuyên viên giáo luật nắm giữ văn bằng cử nhân giáo luật. Một số chuyên viên nắm giữ văn bằng tiến sỹ về giáo luật, hoặc cả về giáo luật và luật dân sự. Một số ít không có bằng cấp về giáo luật nhưng được Tòa thánh cấp phép đặc biệt để thi hành công việc. Chuyên viên giáo luật có thể là giáo sỹ, tu sỹ, hay giáo dân.

1. Giáo Luật là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Mọi tổ chức, dù là trần thế hay tôn giáo, luôn cần đến luật và lệ để duy trì trật tự. Trong Giáo hội Công giáo, hệ thống luật nội bộ dùng để chi phối các công việc hằng ngày được gọi là Giáo luật.

Các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương Là Ai và Ở Đâu


Xưa nay, người  ta chỉ quen nói đến các Giáo Hội Chính Thông Đông Phương ( Easter Orthodox Churches)  tức các Giáo Hội Kitô Giáo hiện chưa hiệp thông trọn vẹn (full communion) với Giáo Hội Công Giáo La Mã  sau cuộc ly giáo Đông –Tây ( East-West schism) năm 1054.

Vài Nét Về Các Giáo Hội Ðông Phương


Trong thập niên vừa qua, khi theo dõi tình hình thế sự chúng ta chắc cũng đã có lần nào nghe nói tới những trận chiến tranh khốc liệt đã xảy ra trong các nước Li-ban, I-ran, I-rak. Riêng cuộc chiến giữa khối Ả-rập và Do thái đưa chúng ta làm quen với nước Sy-rie, Ai-cập và dân không đất là Palestine. Và gần đây hơn nữa, trận động đất kinh khủng lại xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ (Turquie). Tất cả những nước vừa nêu trên vì một lẽ lý do khốn khổ hay đau thương nào đó đã trở nên thời sự cho chúng ta được biết tới. Thế nhưng, ít ai lại để ý tới để biết rằng trong các nước này cũng có một thiểu số người Kitô giáo thường được gọi là người Kitô hữu Ðông Phương.