Tục lệ là một thực hành nảy sinh trong một cộng đoàn tín
hữu. Trái lại, việc lập pháp được quy định trước hết bởi Đức Giáo Hoàng, hoặc
Đức Giám mục giáo phận. Cộng đoàn phải là “có
khả năng đón nhận một luật”, điều đó có nghĩa Đức Giáo hoàng hay Đức Giám
mục giáo phận có thể áp đặt một luật tương tự như tục lệ đó trên cộng đoàn nếu
cần thiết. Ví dụ một tục lệ có trong nhiều giáo xứ là việc nắm tay nhau trong
khi đọc kinh Lạy Cha trong Thánh lễ.
Theo điều 24, tục lệ phải hợp lý. Chẳng hạn, một tục lệ
mà làm chia rẽ cộng đoàn thì không hợp lý. Cũng thế, tục lệ không bao giờ được
đối lập với Thiên luật. Do đó, Giáo hội không bao giờ dung thứ cho một tục lệ
cho phép ngoại tình, phá thai, thờ phượng ngẫu tượng, hay bất cứ thực hành nào
đối lập với Thiên luật hay luật tự nhiên.
Vẫn điều 24 “tục lệ
là nguồn giải thích tốt nhất cho luật”. Trong trường hợp một tục lệ đã có
liên tục 30 năm, hoặc đã được đấng bản quyền (Đức Giáo hoàng hoặc Đức Giám mục
giáo phận) chuẩn nhận, thì tục lệ này có hiệu lực của luật trong cộng đoàn đó.