11. Những ai cấu tạo nên Giáo hội, và chúng ta hiểu thế nào về Giáo hội Công giáo trong tương quan với những cộng đoàn Kitô giáo khác?

Giáo luật đôi khi đưa ra những phát biểu thần học, và điều 204 là một ví dụ cho trường hợp này. Trong triệt một của điều luật này xác định “tín hữu của Chúa Kitô” là “những người, nhờ  phép Rửa Tội, được hiệp thân với Ðức Kitô, kết thành dân Thiên Chúa”. Bí tích rửa tội là bí tích làm cho một người trở thành Kitô hữu.

Giáo hội của Chúa Kitô bao gồm tất cả những ai đã được rửa tội. Tuy nhiên, Giáo hội Công giáo thủ đắc và diễn tả sự tròn đầy Giáo hội của Chúa Kitô (đ. 204 §2). Điều này đã được lưu giữ qua việc hiệp thông chặt chẽ giữa các giám mục Công giáo với đấng kế vị thánh Phêrô là Đức Giáo Hoàng trong cương vị là thủ lãnh của Giáo hội.
Các Kitô hữu không có được sự cao trọng một khi Giáo hội của Chúa Kitô bị chia rẽ, và thực sự họ không nên làm như vậy. Viễn ảnh của Chúa Kitô là “để họ hoàn toàn nên một” (Ga 17,23). Giáo hội Công giáo phải thực thi công việc hướng đến đại kết, qua sự dẫn dắt của các giám mục. Công việc đại kết là trách nhiệm của mọi người Công giáo.

Tín hữu của Chúa Kitô trong các các giáo hội và cộng đoàn Kitô giáo khác làm chứng cho sự tác động của ân sủng. Là người Công giáo, chúng ta không lờ đi những dị giáo hay những sai lầm về thần học, nhưng chúng ta có thể tìm kiếm sự hiểu biết tốt hơn và chú trọng đến những khía cạnh của đức tin mà chúng ta chia sẻ khởi đi từ bí tích rửa tội.