Hiệp thông nghĩa là
“thuộc về gia đình Giáo hội”. Giáo luật xác định những gì cần thiết cho việc
hiệp thông:
Bí tích Rửa tội (đ. 204)
Tuyên xưng đức tin (đ.
205)
Cử hành các bí tích (đ.
205)
Nhìn nhận quyền bính giáo
hội (đ.205)
Bản tuyên xưng đức tin được công bố rõ nhất trong Kinh
Tin Kính theo công đồng Nicea, mà chúng ta đọc trong Thánh lễ, hoặc Kinh Tin
Kính của các Tông đồ. Việc nhận biết bảy bí tích, đặc biệt là sự hiện diện của
Chúa Giêsu trong Thánh Thể, là điều cần thiết cho việc duy trì sự hiệp thông.
Khía cạnh cuối cùng là quyền bính giáo hội, hay sự nhận biết quyền của giám mục
đoàn và quyền tối thượng của thánh Phêrô mà Đức Giáo hoàng là người kế nhiệm.
Do đó chúng ta bị xa cách với các Kitô hữu khác dưới
nhiều mức độ của sự hiệp thông. Dĩ nhiên, việc hiệp thông trọn vẹn được bày tỏ rõ nhất
trong Giáo hội Công giáo. Mối hiệp thông giữa Giáo hội Công giáo La tinh và
Công giáo Đông phương là hiệp thông trọn vẹn.
Đối với Giáo hội Chính
thống chúng ta chia sẻ về bí tích Rửa tội, tuyên xưng đức tin, và các bí tích.
Giáo hội Chính thống không nhìn nhận sứ vụ của Đức Giáo hoàng trong một vài
khía cạnh mà nó được nhìn nhận trong Giáo hội Công giáo.
Với các hệ phái Tin lành
chúng ta chia sẻ bí tích Rửa tội và có thể cả việc tuyên xưng đức tin. Rất ít
hệ phái chấp nhận việc cử hành bảy bí tích. Các hệ phái Tin lành không chấp
nhận bất cứ vai trò nào của Đức Giáo hoàng trong cơ cấu giáo hội.
Một người Chính thống hay
Tin lành có thể trở về hiệp thông với gia đình Giáo hội. Mặt khác, nếu một
người Công giáo đã từ chối tuyên xưng đức tin, sự hữu hiệu của các bí tích,
hoặc sự ủy thác của Chúa Kitô cho các giám mục cai quản Giáo hội, thì người đó
phá vỡ mối hiệp thông của mình với Giáo hội.