4. Bộ Giáo luật có bao gồm toàn bộ luật của Giáo hội không?


Có nhiều loại luật khác nhau trong Giáo hội. Luật quan trọng nhất là Thiên Luật, hay luật được mặc khải qua Kinh Thánh. Chẳng hạn điều răn thứ 8 dạy rằng con người không được làm chứng gian.

Một loại luật khác đó là Luật Giáo hội, hay những luật được thiết lập bởi Đức Giáo hoàng và các Giám mục của Giáo hội. Luật Giáo hội được chia làm nhiều hạng mục khác nhau: Luật phụng vụ (quy định về việc thờ phượng), luật bí tích (quy định về cách cử hành các bí tích), luật đại kết (quy định việc chúng ta làm việc chung với các Kitô hữu), v.v…
Bộ giáo luật không bao gồm tất cả các luật của Giáo hội. Như trong điều 2 nói rõ “Nói chung, Bộ Luật này không quy định các nghi thức phải tuân giữ trong khi cử hành việc phụng vụ”. Mỗi giáo phận và mỗi dòng tu có những luật riêng cho mình và những luật đó không bao gồm trong Bộ Giáo luật.
Mặc dù bạn sẽ không tìm thấy tất cả các luật của Giáo hội trong Bộ Giáo luật, nhưng chắc chắn nó là điểm khởi đầu tốt đẹp. Bộ Giáo luật gồm 7 phần, được gọi là các quyển.
Quyển I, Tổng Tắc, quy định những quyên tắc nền tảng của hệ thống luật của Giáo hội.
Quyển II, Dân Thiên Chúa, liên quan đến các thành phần trong Giáo hội.
Quyển III, Chức Năng Giảng Dạy của Giáo hội, cho biết cách thức chúng ta dùng để công bố Tin Mừng của Chúa Kitô qua việc giảng dạy.
Quyển IV, Chức Năng Thánh Hóa của Giáo hội, liên quan đến sự thánh hóa chúng ta bởi Đức Kitô thông qua các bí tích.
Quyển V, Tài Sản Của Giáo Hội, đưa ra những chỉ dẫn về việc làm sao để giải quyết những tài sản trần thế.
Quyển VI, Luật Chế Tài, mô tả những phản ứng của Giáo hội đối với những ứng xử sai lầm.
Quyển VII, Luật Tố Tụng, cho biết các tố tụng luật pháp trong Giáo hội.