37. Tại sao có các địa phận (hay giáo phận), và đâu là chức năng của đức giám mục địa phận?


Từ “địa phận” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp. Nghĩa ban đầu của nó là việc sắp xếp một ngôi nhà. Về sau, từ này chỉ việc quản trị một vùng đất cụ thể. Mỗi vùng Công Giáo trên thế giới thuộc về một địa phận (hoặc một cơ cấu tương đương), và mỗi một vùng Công giáo ấy có một giám mục (hoặc một vị tương đương).
Luật của Giáo hội chủ yếu dựa vào ranh giới đất, khi mà các tín hữu Công giáo thực thi quyền và nghĩa vụ của họ trên phần đất mà họ sinh sống. Cơ cấu dựa trên lãnh thổ này nhằm đảm bảo cho tất cả các tín hữu Công giáo trên toàn thế giới có một giáo hội mà họ thuộc về.
Các giám mục thường trông coi các địa phận. Các linh mục, phó tế, và giáo dân trợ giúp một giám mục trong công việc hàng ngày tại các giáo xứ trong một địa phận. Điều 375 giải thích rằng các giám mục, với tư cách là những người kế vị các tông đồ, là “thầy dạy học thuyết, tư tế phụng tự thánh và thừa tác viên lãnh đạo”. Mặc dù các linh mục cũng thi hành các mục đích ấy, nhưng họ được nhìn nhận như là các cộng tác viên của giám mục của họ trong nhiệm vụ được trao phó. Họ thay mặt cho giám mục của mình trong các việc giảng dạy, thánh hóa, và quản trị.
Giám mục duy trì sự hiệp thông với tất cả các giám mục khác trên toàn thế giới. Nếu một giám mục đánh mất sự hiệp thông này, thì luật pháp tước bỏ mọi quyền bính của ngài trên địa phận mà ngài đang coi sóc (đ.375 $2). Một ví dụ về trường hợp này là khi một giám mục cố tình truyền chức cho một giám mục khác mà không có phép của đức giáo hoàng. Hậu quả là bị vạ tuyệt thông tiền kết (có nghĩa là tự động bị mất ngay khi thi hành việc đó).

No comments:

Post a Comment