Chúng
ta đã chứng kiến vài điều phi thường trong thời kỳ hiện đại. Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô II đã là một vị giáo hoàng du hành nhiều nhất trong lịch sử, và với
một thời kỳ dài trong sứ vụ, dường như ngài đã gặp gỡ nhiều dân chúng hơn bất bất
cứ vị tiền nhiệm nào của ngài. Cũng thế, không giống như các giáo hoàng khác,
thế giới đã quan sát ngài chiến đấu với tình trạng sức khỏe của ngài. Điều này
đặt ra một vấn nạn: Ngài đã có thể từ chức hay không?
Mặc
dầu theo truyền thống thì vị giáo hoàng giữ chức vụ cho đến chết, nhưng chắc chắn
ngài có thể từ chức. Điều 332 khoản 2 nói rằng: “Nếu xảy ra trường hợp Ðức
Thánh Cha từ chức, thì để được hữu hiệu, sự từ chức phải được tự do và được bày
tỏ cách hợp thức nhưng không cần được ai chấp nhận”
Một
khi vị giáo hoàng có quyền “tối cao, tròn đầy, trực tiếp, và phổ quát trong
Giáo hội” (đ. 331), thì những hành vi của ngài không phụ thuộc sự đáp trả của
người khác. Do đó việc từ chức của ngài không cần sự chuẩn nhận của bất cứ ai.
Vậy
một vị giáo hoàng muốn từ chức thì phải làm thế nào? Vị giáo hoàng phải công bố
một cách rõ ràng việc ngài từ chức bằng cách nói hay bằng văn bản. Ngài cũng có
thể lập một văn bản dự phòng trước với tuyên bố nếu ngài trở nên mất khả năng
hoàn toàn trong việc phán quyết thì việc từ chức của ngài tự động có hiệu lực.
Trong
lịch sử đã từng có những vị giáo hoàng từ chức. Gần đây nhất là Đức Giáo Hoàng
Benedicto XVI, Ngài đã tuyên bố từ chức ngày 11 tháng 2 năm 2013. Giáo hội
chính thức trống ngôi vào ngày 28 tháng 2, ngày Đức Giáo hoàng tuyên bố có hiệu
lực. Sau đó, các đức hồng y trên toàn thế giới đã quy tụ về Roma để bầu ra vị
giáo hoàng mới. Ngày 13 tháng 3 Đức Giáo Hoàng Phanxico đã được mật nghị hồng y
bầu chọn.
No comments:
Post a Comment