33. Tại sao chúng ta lại có một giáo hoàng, và đâu là phạm vi quyền hạn của ngài?

Khi đặt ra vấn đề, giáo luật có một số điều nói về đức giáo hoàng. Trong luật, ngài thường được nhắc đến với danh xưng Giáo Hoàng (Summo Pontifici), một danh xưng bị ảnh hưởng bởi danh xưng của các hoàng đế trong Đế quốc Rôma. Tuy nhiên vai trò của đức giáo hoàng có nguồn gốc thần học.
Thánh Phêrô đã được chính Đức Kitô ủy thác cho việc xây dựng Giáo hội của Ngài. Thánh Phêrô đã phục vụ trong thành phố cổ của Rôma và đã chết tại đó, do vậy những người kế vị Thánh Phêrô tại Rôma được coi là tiếp tục sứ mệnh của ngài. Điều 331 giải thích “Giám Mục của Giáo Hội Roma, nơi Ngài được duy trì nhiệm vụ mà Thiên Chúa đã trao cách đặc biệt cho Phêrô, người đứng đầu trong các Tông Ðồ, và phải được chuyển tiếp cho các người kế vị Ngài”. Điều luật này còn nói thêm đức giáo hoàng là “thủ lãnh của tập đoàn Giám Mục”, và như một thủ lãnh ngài phải duy trì và cổ võ sự hiệp nhất Kitô hữu trên toàn thế giới.
Đức giáo hoàng có quyền trực tiếp không chỉ đối với giáo phận Rôma mà còn với cả Giáo hội hoàn vũ. “Do uy lực của chức vụ, ngài có quyền tối cao, trọn vẹn, trực tiếp, và phổ quát trong Giáo hội, và ngài luôn tự do trong việc thi hành quyền bính”. Việc canh trừng Giáo hội hoàn vũ cho phép ngài có quyền ban hành các luật cho Giáo hội. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành bộ Giáo luật năm 1983 cho tất cả các giáo phận và các cộng đoàn dòng tu trên toàn thế giới.

No comments:

Post a Comment