38. Tại sao có một số giám mục mang tước hiệu hồng y, và đâu là vai trò của các ngài?

Một người được mang tước hiệu Hồng Y hoàn toàn do Đức Giáo Hoàng chọn. Các Hồng Y trên toàn thế giới hợp thành Hồng Y đoàn. Các ngài được trao ban tước hiệu Hồng Y vì các ngài đã cống hiến cho Giáo hội những việc làm nhiều ý nghĩa và giá trị. Các ngài được kính trọng như là những vị lãnh đạo phi thường trong Giáo hội.

37. Tại sao có các địa phận (hay giáo phận), và đâu là chức năng của đức giám mục địa phận?


Từ “địa phận” có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp. Nghĩa ban đầu của nó là việc sắp xếp một ngôi nhà. Về sau, từ này chỉ việc quản trị một vùng đất cụ thể. Mỗi vùng Công Giáo trên thế giới thuộc về một địa phận (hoặc một cơ cấu tương đương), và mỗi một vùng Công giáo ấy có một giám mục (hoặc một vị tương đương).

35. Các linh mục, giám mục, hồng y được mời gọi làm việc đến tuổi nào?

Các linh mục vẫn đang thi hành sứ vụ, khi tròn 75 tuổi được mời gọi đệ đơn từ nhiệm lên đức giám mục của mình (đ. 538 §3), nhưng các ngài không bị buộc phải nghỉ hưu. Nếu một linh mục còn đủ sức để thi hành sứ vụ thì ngài vẫn có thể tiếp tục. Hầu hết các linh mục trong các nước phát triển phụ thuộc vào chương trình lương bổng, do đó các ngài luôn sẵn sàng nghỉ hưu khi tròn 75 tuổi. Một điều thú vị là tại Mỹ, các giám mục cho phép các linh mục của mình nghỉ hưu ở tuổi sớm hơn. Nhưng từ khi tình trạng khan hiếm linh mục hoạt động mục vụ, chúng ta có thể thấy ngày càng nhiều hơn các linh mục đã tới tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn còn đang làm việc bình thường.

34. Đức giáo hoàng có thể từ chức không?


Chúng ta đã chứng kiến vài điều phi thường trong thời kỳ hiện đại. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã là một vị giáo hoàng du hành nhiều nhất trong lịch sử, và với một thời kỳ dài trong sứ vụ, dường như ngài đã gặp gỡ nhiều dân chúng hơn bất bất cứ vị tiền nhiệm nào của ngài. Cũng thế, không giống như các giáo hoàng khác, thế giới đã quan sát ngài chiến đấu với tình trạng sức khỏe của ngài. Điều này đặt ra một vấn nạn: Ngài đã có thể từ chức hay không?

33. Tại sao chúng ta lại có một giáo hoàng, và đâu là phạm vi quyền hạn của ngài?

Khi đặt ra vấn đề, giáo luật có một số điều nói về đức giáo hoàng. Trong luật, ngài thường được nhắc đến với danh xưng Giáo Hoàng (Summo Pontifici), một danh xưng bị ảnh hưởng bởi danh xưng của các hoàng đế trong Đế quốc Rôma. Tuy nhiên vai trò của đức giáo hoàng có nguồn gốc thần học.

32. Việc sử dụng danh xưng "Công giáo" có đòi hỏi giấy phép nào không?

Như bất kỳ một thể chế danh tiếng nào, Giáo hội gìn giữ danh xưng Công giáo để giúp các Kitô hữu nhận biết một nhóm khi họ sử dụng danh xưng này thì phải có sự xác nhận bằng văn bản của một bản quyền trong Giáo hội Công giáo. Bản quyền này thường là giám mục giáo phận.

26. Các linh mục có thể chuyển từ giáo phận này sang giáo phận khác, từ chức vụ này sang chức vụ khác hay không?


Giáo luật không cho phép các linh mục “làm nghề tự do”, “tuyệt đối không chấp nhận các giáo sĩ không có Bề Trên hoặc lang thang (đ. 265). Một linh mục luôn thuộc về một cơ cấu tổ chức nào đó, có thể là một giáo phận, một giám hạt tòng nhân như Opus Dei, hay một dòng tu như dòng Phanxicô. Thuộc về một cơ cấu tổ chức nào đó được gọi là nhập tịch. Nếu bạn nghi ngờ ai đó có đúng là linh mục hay không, bạn có thể hỏi người đó xem họ đã nhập tịch vào nơi nào.