10. Tục lệ trong giáo luật là gì?

Tục lệ là một thực hành nảy sinh trong một cộng đoàn tín hữu. Trái lại, việc lập pháp được quy định trước hết bởi Đức Giáo Hoàng, hoặc Đức Giám mục giáo phận. Cộng đoàn phải là “có khả năng đón nhận một luật”, điều đó có nghĩa Đức Giáo hoàng hay Đức Giám mục giáo phận có thể áp đặt một luật tương tự như tục lệ đó trên cộng đoàn nếu cần thiết. Ví dụ một tục lệ có trong nhiều giáo xứ là việc nắm tay nhau trong khi đọc kinh Lạy Cha trong Thánh lễ.

9. Các chuyên viên giáo luật có buộc phải cắt nghĩa chặt khi giải thích về các điều luật cụ thể không?

Một nguyên tắc pháp lý của Roma cổ nói rằng: việc có lợi thì cắt nghĩa rộng và việc có hại thì cắt nghĩa hẹp. Do đó, một luật áp dụng sự có lợi cho một nhóm hay một cá nhân cụ thể sẽ được cắt nghĩa rộng để áp dụng bao nhiêu có thể. Mặt khác, một luật mà giới hạn quyền của một nhóm hay một cá nhân, nói cách khác là áp đặt một hình phạt, thì sẽ được cắt nghĩa chặt.